Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Nạn Nhân Của Chiến Tranh | Casualties of War

Xem phim Nạn Nhân Của Chiến Tranh

Nạn Nhân Của Chiến Tranh | Casualties of War

Đạo diễn: Brian De Palma

Diễn viên: Sean Penn, Don Harvey, Thuy Thu, Erik King

Thể loại:

Phim Chiến Tranh

Sản xuất: Columbia Pictures

Quốc gia:

Phim Mỹ

Thời lượng: 108 phút

Năm phát hành: 1989

Nội Dung

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, 5 lính Mỹ bắt cóc một cô gái trẻ. 4 kẻ trong số đó cưỡng hiếp cô, người còn lại kiên quyết từ chối hành động bỉ ổi đó. Không những thế, người lính này còn mong một ngày công lý sẽ chiến thắng ... 

(Bài điểm phim này đăng trên báo Saigon Post, Winnipeg, 20 năm trước)
LÊ TẤT ĐẠT
Tháng 10, 1989

Trong hơn thập niên vừa qua, gần chục cuốn phim nói về chiến tranh Việt Nam, tiếc thay không có phim nào phản ảnh trung thực BẢN CHẤT và THẢM TRẠNG của cuộc chiến bất khả lãng quên này.
Năm 1978, hai cuốn phim được trình chiếu: “Who’ll Stop The Rain” của đạo diễn Karel Reisz nói về các cuộc buôn tải thuốc phiện lậu từ Việt Nam qua California; phim thứ hai “Deer Hunter” của đạo diễn Michael Cimino”.Phim này được thực hiện khá công phu và tốn kém, nói về đời sống của các công nhân trẻ trong một xưởng đúc thép ở Pennsylvania trước ngày nhập ngũ, trong thời gian tại ngũ tham chiến ở Việt Nam và sau ngày mãn hạn nghĩa vụ quân sự trở về quê nhà. “Deer Hunter” chiếm được 5 Oscars, kể cả giải thưởng phim xuất sắc nhất trong năm. Cả hai cuốn phim trên đều thành công về mặt tài chánh. Điều này khích lệ đạo diễn lớn Francis Coppola (Godfather) nhảy vào cuộc chiến. “Appocalypse Now” với tổn phí gần 50 triệu Mỹ kim nói về một cuộc hành trình vô lý với những cuộc chạm tráng siêu thực là một thất bại lớn lao về cả hai lãnh vực tài chánh và tinh thần cho Coppola.
Từ sự thất bại này các nhà làm phim Hoa-Lệ -Ước đã âm thầm rút ra khỏi chiến trường Việt Nam. Sự ngưng chiến này kéo dài gần bảy năm cho đến năm 1986 Oliver Stone phát động lại cuộc chiến, lần này vũ bão hơn, tàn khốc hơn:”Platoon”: với những khía cạnh phi nhân đã chiếm được 3 giải Oscars, kể cả giải phim hay nhất năm 1986. “Platoon” khá thành công về mặt tài chánh cũng như được báo chí Mỹ ngợi ca. Có lẽ điều này đã gợi lòng tham đạo diễn Stanley Kubrick, cha đẻ của những phim khoa học giã tưởng: Odisey 2001, Clockwork Orange...thực hiện “Full Metal Jacket”, nói về cuộc tổng công kích của Việt cộng vào thành phố Huế Tết mậu thân. Tiếc thay người viết bài này sinh ra và lớn lên ngoài nớ trên hai mươi năm mà không nhận diện ra được quê hương tận cùng yêu mến của mình.
Năm nay, Brian De Palma (Dress to Kill, Scarface, Untouchables) với CASUALTIES OF WAR đang trình chiếu trên thị trường Bắc Mỹ được xem là có cái nhìn khá nghiêm chỉnh vào cuộc chiến. Phim này dựa vào chuyện có thật đã được ký giả Daniel Lang đăng trên báo New Yorker năm 1969 và không thể liệt kê chung nhóm những phim kể trên. De Palma nhắm làm sáng tỏ vấn đề chứ không mập mờ đánh lận con đen. Một đường biên đã được kẻ đậmnét giữa TRẮNG và ĐEN, giữa THIỆN và ÁC, giữa ĐẠO ĐỨC và PHI NHÂN, giữa PHẢI và TRÁI. Điều quan trọng hơn hết là nhà làm phim không nói lên cái LUẬT RỪNG mà phân biệt rõ giữa LUẬT và RỪNG. Nói ngắn, chủ đích của nhà làm phim là phân tách tỷ mỉ hình thành của một loại ĐẠO ĐỨC TUYỆT ĐỐI giữa một hoàn cảnh hỗn mang chỉ có sự hiện hữu của tội ác.
Tai nạn có thật xảy ra vào 20 năm trước ở trên vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam. Một bán tiểu đội tuần tiểu Mỹ đã tổ chức bắt cóc một cô gái Việt Nam trong một thôn xóm nằm trong vòng binh lửa . OANH (Lê Thu Thủy), tên cô gái, đã bị bốn trong số năm binh sĩ của bán tiểu đội này thay phiên nhau cưỡng hiếp và cuối cùng bị chết thảm khốc. Chỉ có một thành viên trong nhóm, binh nhì ERICKSON (Michael J. Fox) đã tự đặt mình trong thế chỉ mành treo chuông khi lên tiếng phản đối và không dự phần vào trò chơi dã thú này. Tiếng nói của đương sự là tiếng nói của đạo đức chống lại phi nhân. Tiếng nói của Erickson là tiếng nói của LUẬT PHÁP chống lại những kẻ lấy RỪNG RẬM mập mờ lấp liếm tội ác, thừa nước đục buông câu. Tưởng cũng nên nhắc lại tai nạn này xảy ra vào giai đoạn mà vụ án MỸ LAI đang bắt đầu gây xôn xao dư luận Mỹ. Vụ bắt cóc, cưỡng hiếp và thảm sát cô Oanh đã làm người Mỹ bang hoàng và bắt đầu kinh hãi cái KHẢ NĂNG VÔ LƯỜNG CỦA BINH SĨ MỸ và người ta tự hỏi còn bao nhiêu tai nạn như thế này không được phanh phui? Chúng ta hẳn không còn ngạc nhiên tại sao phong trào phản chiến Mỹ đã lên đến cực điểm trong giai đoạn này.
Với một đề tài khá lớn như vậy, đạo diễn đã khá thành công trong nỗ lực minh bạch hóa vấn đề giữa đạo đức và vô luân, giữa tội ác và hình phạt. Tiếc thay với thời gian quá ngắn ngủi-113 phút- Brian De Palma không nói hết những điều đáng nói và khán giả thấy mình bị hụt hẫng với kết cuộc khá đột ngột dù đó là một sự hụt hẫng nhẹ nhõm và hài lòng.
Một điểm nữa đáng được ngợi ca là De Palma đã không bước vào vết hằn của những nhà làm phim trước, không nặng nề phô trương một chiến trường chỉ chỉ có trong trí tưởng như Appocalypse Now, không huyền hoặc đến giả tạo như Deer Hunter, không tàn khốc như Full Metal Jacket và nhất là không bóp méo và nhạo báng dân tộc Việt với những màn ma cô, đĩ điếm, cướp giật như hầu hết các phim về chiến tranh Việt Nam trước đây.
Về diễn xuất, Sean Penn xuất sắc trong vai trung sĩ Tony MESERVE, trưởng toán tuần tiểu. M. J Fox vững vàng đóng trọn vai trò binh nhì Erickron của mình. Đặc biệt Lê Thu Thuỉy lần đầu tiên xuất hiện trước ống kính lại rất vững vàng và làm xúc động người xem.
Winnipeg,
Tháng 10, 1989

Nạn Nhân Của Chiến Tranh By 0 stars on 10 based on 0 reviews

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét